Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2021

XỬ THẾ CẦN TINH TẾ

Trên hành trình xây dựng sự nghiệp, bạn chắc chắn sẽ làm việc trong một tổ chức mà ở đó có những người cấp trên, cấp dưới và đồng cấp với bạn. Cách mà bạn xử thế với những dạng người này sẽ quyết định rất lớn đến khả năng thăng tiến lâu dài của riêng bạn, cũng như sự thành công của tổ chức mà bạn đang làm việc. Trong một số môi trường, một người quản lý cấp trung thường muốn được cấp dưới tung hô, coi họ là số 1, tuy nhiên bản thân họ lại ngại làm việc với cấp trên và tìm cách cạnh tranh với người đồng cấp. Điều này cũng không có gì lạ, bởi theo lẽ tự nhiên, một người chỉ cảm thấy thoải mái khi làm việc với người ở level thấp hơn, và cũng sẽ thấy khó chịu khi kết giao với người ở level cao hơn họ. Trải qua nhiều năm lập nghiệp, tôi có cơ hội được làm việc với những giáo sư, tiến sỹ trong chuyên môn của mình, những doanh nhân triệu phú trên thương trường, đồng thời tôi cũng làm việc trong những tổ chức tình nguyện mà những thành viên trong đó là sinh viên, người lao động chân tay, hoặc ...

VƯỢT NGƯỠNG CHẤP NHẬN ĐỂ ĐẠT MỌI MỤC TIÊU

Một bài toán khó nhằn với hầu hết bạn bè ra đời lập nghiệp, đó là làm sao có thể thăng tiến trong công việc nhưng vẫn đảm bảo được thời gian dành cho bản thân và gia đình. Theo quan sát nhiều năm của tôi, hầu hết chúng ta không giải quyết được bài toán này và chấp nhận thỏa hiệp với việc chọn 1 trong 2, hoặc là sự nghiệp hoặc là gia đình. Câu hỏi tôi muốn đặt ra là “tại sao không chọn cả hai?”. Có thể bạn sẽ trả lời “điều đó quá tốt, nhưng là không thể đối với bản thân tôi, bởi vì …” Tôi biết đằng sau dấu ba chấm sẽ là một lý do vô cùng hợp lý. Nhưng tựu chung lại, gốc rễ của việc một người không dám chọn cả hai nằm ở việc họ đang đặt ra một “ngưỡng chấp nhận” (self-acceptance) thấp cho cuộc sống của chính mình. Quay lại câu chuyện bản thân, tôi biết được nguyên lý về ngưỡng chấp nhận này khi mới bước qua những năm đầu của tuổi 20. Sau đó, tôi quyết định nâng ngưỡng chấp nhận của mình bằng việc quyết định chọn cả hai. Điều này bắt buộc tôi phải đưa ra những lựa chọn mới cho sự nghiệp c...

Ở NHÀ VÀ LÀM VIỆC MỘT MÌNH

Trong thời gian sắp tới, xu hướng làm việc sẽ chuyển dịch từ việc có mặt tại văn phòng hàng ngày trở thành 50/50 hoặc thậm chí Work From Home toàn thời gian. Điều này có khiến bạn lo ngại đến khả năng thăng tiến hoặc hiệu quả công việc, bởi vì sẽ không ai thấy bạn đang làm gì, không ai biết được bạn làm hay làm dở ra sao. Cách đây một thời gian, tôi học được rằng “chính những gì tôi làm khi không ai xung quanh mới quyết định những gì tôi nhận được”. Thử ngẫm nghĩ một xíu. Vận động viên điền kinh chạy 100m chỉ xuất hiện trước một vài giải chạy trong năm, tổng thời gian thi đấu của họ chưa đến 5 phút trong cả năm đó. Vận động viên boxing cả năm chỉ thăng đài một hai lần, nhưng mỗi trận đấu đó giá trị lên đến hàng triệu đô. Cầu thủ bóng đá mỗi tuần cũng chỉ thi đấu một trận 90p, mỗi trận đấu được truyền hình khắp quốc gia & quốc tế. Tuy nhiên, để chiến thắng cuộc chơi và trở thành nhà vô địch, những vận động viên này phải âm thầm khổ luyện hàng ngày. Hầu hết chúng ta đều mong muốn có ...

HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

Trải qua gần nửa cuộc đời, học đủ thứ trường, làm đủ thứ việc, tôi mới tìm được lời giải chính xác nhất cho câu hỏi mà mình luôn thắc mắc từ thưở mới cắp sách đến trường, đó là “học để làm gì?”. Những chia sẻ dưới đây của tôi, đến từ trải nghiệm của một người từng đạt những danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố và cả quốc gia, cũng như từng theo học những ngôi trường chuyên nhất nhì khu vực. Tuy nhiên, tôi cũng từng được liệt vào tuýp học sinh ham chơi hơn ham học, cũng từng trốn học để đi chơi game, đi đá banh, cũng từng thi rớt nhiều kỳ thi, kể cả thi đại học. Vì lẽ đó, tôi có đầy đủ những trải nghiệm, những thăng trầm trong sự nghiệp để tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho việc “học để làm gì”. Đầu tiên, tôi muốn nói đến những quan điểm sai lầm trong việc học mang tính hệ thống và đã trở thành truyền thống: “học để mai này có công việc tốt”, “học để bằng bạn bằng bè, đẹp lòng cha mẹ”, “học để gia đình nở mày nở mặt”. Thật ra, những điều tôi vừa liệt kê, nó chỉ là phần...

KHI BẠN NGHÈO, HÃY Ở NHÀ ÍT VÀ RA NGOÀI NHIỀU HƠN

Trong quá trình lập nghiệp, hầu như ai cũng muốn có một sự nghiệp thăng tiến và ổn định lâu dài. Nhưng sự thật là 40 năm đi làm là một hành trình dài với một đời người, và chẳng có gì đảm bảo cho sự ổn định mà một người mong muốn trong hành trình đó. Thực tế cho thấy cứ khoảng 10 năm thì kinh tế thế giới sẽ có một lần biến động, cứ 5 năm thì doanh nghiệp sẽ có một thay đổi lớn. Trong thời buổi của công nghệ và thông tin, những thay đổi này còn diễn ra một cách nhanh hơn, với quy mô lớn hơn, ngay cả những tập đoàn hàng đầu còn không dám chắc chắn cho sự tồn vong trong vòng một vài năm tới, thì việc một cá nhân có thể có một sự nghiệp thăng tiến và ổn định lâu dài gần như là thứ không thể xảy ra. Khi nhận thức được sự thật này, tôi đã từng tìm cách để trốn tránh nó, tôi từng nghĩ nếu như mình học thật giỏi, làm thật tốt thì sẽ tránh được những biến động trong công việc và giữ được đà thăng tiến. Thế nên tôi đã từng nỗ lực học thật giỏi, tốt nghiệp ở thuộc hàng top trong chuyên ngành khi ...