Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2022

BẮT ĐẦU KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?

Nếu đưa ra một yếu tố quyết định đến thành bại trong kinh doanh, theo bạn đó sẽ là yếu tố nào? Theo một tài liệu tôi nghiên cứu được, khảo sát cho thấy 80% số người trả lời “sản phẩm là gì”, 15% trả lời “cách làm như thế nào”, 5% trả lời “người vận hành kinh doanh là ai”. Bạn nằm trong nhóm nào? Bạn biết không, phần đông số người lựa chọn sản phẩm là điều đầu tiên (và có thể là duy nhất) khi họ nghĩ đến việc khởi đầu kinh doanh. Dĩ nhiên sản phẩm là quan trọng, nhưng có sản phẩm tốt chưa chắc đã phát triển được kinh doanh. Giống như điện thoại iPhone là một sản phẩm tốt, có hàng trăm hàng ngàn người kinh doanh, nhưng không phải tất cả đều làm ăn được. Tôi gọi mối quan tâm về sản phẩm là cách tư duy cũ, được kế thừa từ những thế hệ trước. Vào thời cách mạng công nghiệp, cầu nhiều hơn cung, bất cứ doanh nghiệp nào có sản phẩm tốt đưa ra thị trường đều được đón nhận. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường vô cùng đa dạng, cùng một loại sản phẩm có hàng trăm lựa chọn về chất lượng, gi...

HỆ THỐNG KINH DOANH TỰ VẬN HÀNH

Nếu bạn đang trên hành trình xây dựng kinh doanh, bạn không thể bỏ qua định nghĩa về HỆ THỐNG TỰ VẬN HÀNH. Đặc biệt, nếu kinh doanh của bạn đang phát triển vượt bậc, bạn sẽ càng phải quan tâm hơn đến điều này. Bởi nếu kinh doanh vẫn còn cần đến rất nhiều thời gian của bạn, có nghĩa là việc kinh doanh vẫn còn bị giới hạn, vì bạn không thể nào có quá 24h/ngày. Đối với hầu hết những người kinh doanh nhỏ lẻ hoặc mởi bắt đầu xây dựng kinh doanh. điều họ quan tâm chỉ đơn giản là sản phẩm như thế nào, giá cả ra sao, và làm cách nào để bán được hàng. Nhưng với những người làm kinh doanh lớn, cái họ quan tâm lại chính là việc hệ thống kinh doanh của họ sẽ vận hành như thế nào, ngay cả khi họ không có mặt. Đó là lý do tại sao phở 24 có thể không ngon như Phở gia truyền, Gà rán KFC có thể không ngon bằng món gà mẹ nấu, nhưng những người chủ của các hệ thống này lại là những người cực kỳ giàu có. Sự giàu có của họ được nhìn nhận ở cả khía cạnh tiền bạc và thời gian, và họ có quyền lựa chọn cuộc số...

CHÚNG TA KHÔNG THIẾU TIỀN, CHÚNG TA THIẾU THỜI GIAN

Lần đầu tiên tôi biết được định nghĩa này cách đây 5 năm, và nó đã thay đổi toàn bộ thế giới quan về lập nghiệp của tôi… Mỗi một thứ ta muốn sở hữu đều có giá của nó, và thường ta quy nó ra bằng tiền. Nhưng để có được số tiền mình cần, ta cần mất một khoảng thời gian để kiếm tiền. Người cố vấn của tôi định nghĩa rằng, cái giá thật sự của một món hàng đối với mỗi người bằng giá tiền của nó chia cho số tiền mà ta còn dư lại hàng tháng sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt. Lấy ví dụ để mua một căn nhà có giá 1 tỷ, nếu như ta có thu nhập 20 triệu/tháng, sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt còn dư lại 5 triệu/tháng. Như vậy ta sẽ mua được căn nhà sau 200 tháng, tương đương khoảng 17 năm. Nhưng với một người có thu nhập 30tr/tháng và trừ hết chi phí sinh hoạt còn lại 15tr/tháng, thì họ có thể mua ngôi nhà đó trong vòng 6 năm. Điều mà tôi ngộ ra ở đây là: cái giá cho mỗi món hàng thực ra là khác nhau đối với mỗi người, người ta không thể mua một món hàng với giá tiền rẻ hơn, nhưng có thể trả nó bằn...

KỸ NĂNG LÀ CẦN THIẾT, TƯ DUY THÌ BẮT BUỘC, CÒN..

Kỷ nguyên công nghiệp đòi hỏi những người ra đời phải có kỹ năng chuyên môn (skillsets) để nhận lấy một vị trí trong doanh nghiệp. Khi kỷ nguyên thông tin đến, việc đào tạo năng lực chuyên môn trở thành thứ đại trà, người ta cần có thêm tư duy làm việc đúng (mindset) nếu muốn có được lợi thế cạnh tranh. Vậy nên từng có thời mọi người hay nói “skillsets is a need, but mindset is a must”. Nhưng ở thời điểm hiện tại, có được cả skillset và mindset vẫn chưa đủ. Một người muốn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp cần phải hoàn thiện lòng nhân ái (heartset). Lấy một ví dụ, phần lớn nhân viên quyết định rời bỏ tổ chức sau hơn 3 năm làm việc đều đến từ vấn đề với sếp, hoặc với công ty, chứ không đến từ vấn đề năng lực chuyên môn. Vì vậy, đội ngũ quản lý nếu không có đủ lòng nhân ái thì sẽ khó lòng giữ chân nhân viên lâu dài. Vậy có cần thiết phải nâng cấp lòng nhân ái không? Khác với skillset và mindset là thứ gần như bắt buộc phải có (need) trong thời hiện đại, heartset lại là điều mà người ta có thể ...

CHỌN NGÀNH, CHỌN NGHỀ, CHỌN NGHIỆP

Hành trình lập nghiệp có 3 lần lựa chọn: chọn ngành, chọn nghề và chọn nghiệp. Chọn ngành khi một người hoàn thành chương trình phổ thông. Chọn nghề là sau khi tốt nghiệp đại học. Chọn nghiệp thường là sau khi đi làm một khoảng thời gian. Đưa ra lựa chọn càng sớm và càng chuẩn, sau đó tập trung nỗ lực thì đường lập nghiệp sẽ thuận lợi hơn. Sau gần 20 năm lập nghiệp và khởi nghiệp, tôi lại càng thấy “thành công không phải là vấn đề của nỗ lực, mà là vấn đề của lựa chọn”. Tại sao lại như vậy? Thử hỏi 100 người trẻ ra đời lập nghiệp, có bao nhiêu người sẵn sàng nỗ lực để phát triển sự nghiệp? Câu trả lời là 200 người… bao gồm bản thân họ và sự hỗ trợ của gia đình. Nhưng bao nhiêu người sau 10 năm lập nghiệp có được sự nghiệp như ý muốn? Tôi chắc chắn không vượt quá 1 lòng bàn tay. Tôi quan sát thấy rằng các bạn mặc dù nỗ lực nhưng lại không có sự nhất quán trong lựa chọn lập nghiệp. – Người ra trường chưa có công việc chuyên ngành thì lại tìm đủ việc trái ngành để làm. – Người làm đúng vi...