Skip to main content

MỖI NGÀY LÀ MỘT NẤC THANG NHỎ ĐẾN SỰ THÀNH ĐẠT

Tôi đã mất nhiều năm trời tìm kiếm đáp án cho câu hỏi: “Làm cách nào để trở nên thành đạt trong đời”. Cho đến khi trải nghiệm đủ nhiều, đặc biệt là sau khi đọc cuốn “Make today count” từ John Maxwell, tôi mới khám phá và hệ thống được bí mật này.





Và sự thật là, bí mật của thành công được quyết định bởi lịch làm việc hàng ngày của mỗi người. Nếu như tôi đưa ra một vài quyết định quan trọng và sau đó quản lý việc thực hiện nó tốt trong thời gian biểu hàng ngày, tôi sẽ thành công.

Bạn biết đó, ta sẽ không thể thay đổi vận mệnh của mình cho đến khi ta thay đổi một vài điều gì đó mà ta làm mỗi ngày. Thành công, nó không phải là thứ bất thình lình xuất hiện vào một ngày đẹp trời nào đó trong đời. Và vì lẽ đó, thất bại cũng vậy. Nó là một quá trình. Mỗi ngày trong đời trôi qua chính là nền tảng, là sự chuẩn bị cho ngày kế tiếp. Do đó, tôi và bạn đang chuẩn bị cho một thứ gì đó. Cách mà ta sống ngày hôm nay, nó là để chuẩn bị cho ngày mai.

Ta có thể trả giá hôm nay và hưởng thụ sau đó, hoặc ta có thể chơi đùa ngày hôm nay và trả giá sau đó. Do vậy, đường nào thì ta cũng sẽ phải trả giá. Ý tưởng ở đây là, ta hoàn toàn có thể chọn một cuộc sống dễ dàng, làm những việc ta thích vào hôm nay, nhưng nếu làm như vậy, cuộc đời ta sẽ trở nên khó khăn sau này. Dù gì đi nữa, nếu như ta làm việc nỗ lực ở hiện tại, ở phần đầu của cuộc đời, thì ta sẽ gặt hái được những thành tựu ở tương lai.

Tôi tin rằng có 2 nguyên liệu cần thiết để biến mỗi ngày thành một mảnh ghép hoàn hảo: quyết định và kỷ luật. Điều này giống như 2 mặt của đồng tiền mà không thể tách rời ra được. Bởi vì:

Quyết định tốt – Kỷ luật hàng ngày = Một kế hoạch mà không có cái giá phải trả

Kỷ luật hàng ngày – Quyết định tốt = Nỗ lực mà không có phần thưởng

Quyết định tốt + Kỷ luật hàng này = Một tiềm năng vĩ đại

Rất nhiều người không hiểu rằng có một sự kết nối giữa việc kém thành công ở hiện tại với việc họ có kỹ năng ra quyết định kém. Một danh nhân nói rằng:

Ta không đưa ra quyết định bởi vì nó dễ dàng.

Ta không đưa ra quyết định bởi nó rẻ.

Ta không đưa ra quyết định bở vì nó phổ biến.

Ta đưa ra quyết định bởi vì nó đúng đắn.

Ta bắt đầu xây dựng cuộc sống tốt hơn khi nhận thức được việc đưa ra những quyết định đúng, nhưng điều đó là chưa đủ. Ta còn phải biết cần phải đưa ra quyết định nào. Dưới đây là danh sách 12 lĩnh vực quan trọng được tổng kết bởi những người thành công, tôi gọi nó là “Daily Dozen”Thái độ: lựa chọn và thể hiện thái độ đúng mỗi ngày.
Thứ tự ưu tiên: xác định và thực hiện những công việc ưu tiên hàng ngày.
Sức khỏe: hiểu và làm theo những chỉ dẫn để có sức khỏe tốt mỗi ngày.
Gia đình: giao tiếp và quan tâm đến gia đình hàng ngày.
Suy nghĩ: luyện tập và phát triển những suy nghi tốt mỗi ngày.
Cam kết: tạo lập và duy trì cam kết mỗi ngày.
Tài chính: thiết lập và quản lý một cách đúng đắn tiền bạc hàng ngày.
Niềm tin: đào sâu và sống với niềm tin mỗi ngày.
Mối quan hệ: khởi tạo và đầu tư vào những mối quan hệ vững chắc hàng ngày.
Sự hào phóng: có kế hoạch và thực hiện hình mẫu hào phóng mỗi ngày.
Giá trị: tạo dựng và thực hành những giá trị tốt mỗi ngày.
Sự trưởng thành: theo đuổi và trải nghiệm sự trưởng thành của bản thân mỗi ngày.

Nếu như bạn có thể thiết lập và đưa ra những quyết định cho 12 phạm trù này, sau đó thực hiện việc kỷ luật quản lý những quyết định đó hàng ngày, bạn sẽ thành công.

Trong những ngày kế tiếp, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cho bạn cách để tạo dựng 12 giá trị trên, cũng như những trải nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình thực hiện chúng.

Comments

Popular posts from this blog

GIAO TIẾP TRONG CÔNG VIỆC

Khi mới bắt đầu đi làm, tôi ngộ nhận rằng mình sẽ trở nên thành đạt hơn nếu có năng lực chuyên môn siêu phàm. Nhưng càng làm lâu, tôi lại càng thấy năng lực chuyên môn thôi là chưa đủ, mà còn cần có những kỹ năng làm việc với con người để bổ trợ. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và vận hành “đắc nhân tâm”, tôi thấm thía được những điều sau đây. Với hầu hết những người chưa thành đạt, họ thường tỏ ra lo sợ khi gặp cấp trên, dèm pha với cấp ngang và chế giễu cấp dưới. Với người trung bình, họ thường xu nịnh cấp trên, làm bạn với cấp ngang và kết thân với cấp dưới. Với người thành đạt, họ nhận sự cố vấn từ cấp trên, cộng tác với cấp ngang và chỉ dẫn cấp dưới. Cấp trên, cấp ngang và cấp dưới tôi đề cập ở đây, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ công việc, mà nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cấp trên là những người giỏi hơn hoặc có nhiều kinh nghiệm sống hơn mình. Cấp ngang là những người bằng mình và cấp dưới là những người chưa được bằng mình. Tôi đã áp dụng nguyên tắc của người thành đ...

RÙA VÀ THỎ THỜI HIỆN ĐẠI

Tuổi thơ người Việt không lạ lẫm gì với câu chuyện về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Nhưng không nhiều người biết rằng, hàm chứa trong đó là những triết lý kinh doanh đáng để học hỏi 1. Thỏ, Rùa chạy thi. Thỏ khởi đầu mạnh mẽ, vượt rùa rất xa và bắt đầu khám phá những điều mới trên đường. Thấm mệt, thỏ ngả mình dưới gốc cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa kiên trì, tiếp tục cuộc đua và thắng cuộc. Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại Câu chuyện trên thật gần gũi và đã được chứng kiến khá nhiều trong cuộc cạnh tranh của các ông lớn hiện nay. Năm 2014, làng công nghệ thế giới chứng kiến sự thất bại của điện thoại Fire Phone do Amazon sản xuất. Điều này đã được CEO của Amazon, Jeff Bezos khẳng định trong ngày 19/12/2014 khi ông nói trong khoảng 2 năm tới sẽ không có chiếc điện thoại Fire Phone 2 nào được tung ra thị trường. Từ sau thành công của máy đọc sách điện tử Kindle hay máy tính bảng Kindle, Amazon hy vọng chiếc smartphone này sẽ là một cú huých và có thể trực tiếp...

HÀNH TRÌNH TỰ KHÁM PHÁ: CÂU HỎI DẪN LỖI BẠN ĐẾN MỤC ĐÍCH VÀ ĐAM MÊ

Bạn thân mến, nếu bạn muốn thay đổi và trưởng thành, bạn cần phải hiểu chính mình, chấp nhận chính con người bạn trước khi bạn bắt đầu xây dựng thành công cho bản thân. Dưới đây là 10 câu hỏi để giúp bạn nhận ra được mục đích sống và những đam mê của mình: 1. Bạn có thật sự thích những gì bạn đang làm hiện tại không? Nếu như bạn không hạnh phúc với những gì bạn đang làm để sống, bạn cần phải dành thời gian để tìm lý do tại sao. Thay đổi từ nơi bạn đang đứng đến nơi bạn muốn đến là mạo hiểm, nhưng có mạo hiểm không nếu bạn vẫn đứng im tại vị trí hiện giờ? Bạn lựa chọn sự mạo hiểm nào? 2. Bạn muốn làm điều gì? Sẽ không có gì hoạt động cho đến khi bạn thực hiện nó. Do đó, nếu bạn không tìm thấy được bạn thật sự muốn làm gì, bạn có thể sẽ cảm thấy bất an trong suốt cuộc đời mình. Hiểu bản thân và những gì mình muốn làm, đó là những việc qu...