Skip to main content

XÂY DỰNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI, ĐẶT NỀN MÓNG CHO THÀNH CÔNG LÂU DÀI

Bằng cấp không nói lên năng lực, thương hiệu không nói lên con người, danh tiếng không nói lên sức ảnh hưởng thực sự của một người.


Đã từng có thời tôi chăm chú vào việc sưu tầm bằng cấp, rồi xây dựng thương hiệu trên những kênh mạng xã hội, cũng như tìm cách trở thành người chiến thắng trong các cuộc thi, với mục tiêu tạo dựng sự thành công cho mình. Và cuối cùng, tôi mới ngộ ra và phải chấp nhận sự thật rằng, tất cả những thứ tôi dày công theo đuổi ở trên, nó không giúp tôi đạt được thành công một cách trọn vẹn, bền vững và lâu dài.




Ở đây, tôi muốn làm rõ một điều, tôi không phủ nhận tầm quan trọng của việc có được bằng cấp, thương hiệu và danh tiếng. Có bằng cấp có thể giúp bạn có công việc tốt, có thương hiệu có thể giúp bạn có kinh doanh tốt, có danh tiếng có thể giúp bạn có những mối quan hệ tốt. Đó là lý do vì sao từ nhỏ đến lớn, hầu hết chúng ta được dạy để đạt được những điều này, và hầu hết những việc ta làm cũng để có được 3 điều đó. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để một người chinh phục trọn vẹn con đường lập nghiệp.
Bằng cấp, thương hiệu và danh tiếng có thể giúp ta mở cánh cửa đi đến một cơ hội tốt hơn, giúp ta có được phương tiện tốt để bắt đầu hành trình một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nhưng để đến được đích, một người cần xây dựng cho mình một thứ vô cùng quan trọng, thứ mà tôi gọi là “Giá trị cốt lõi” (Core Value).
Core Value chính là thứ ảnh hưởng sâu sắc đến cách một người ứng xử với các tình huống, cũng như cách họ ra quyết định trong việc giải quyết vấn đề. Tôi lấy ví dụ: một đoàn xe cùng xuất phát từ Sài Gòn đi ra Hà Nội, mỗi người đều được cấp một phương tiện giống nhau, xuất phát cùng vị trí và thời điểm, nhưng mỗi người lại đến Hà Nội ở những thời điểm khác nhau, cá biệt có một số trường hợp đi lạc không biết bao giờ đến. Lý do là trên chặng đường, mỗi xe có cách di chuyển khác nhau, có xe chạy nhanh, chạy chậm, có xe chạy đúng luật, có xe không, có xe xem bản đồ, xe chạy theo trực giác, hay nói cách khác là do Giá trị cốt lõi của mỗi xe khác nhau.
Đời người hay lập nghiệp cũng vậy, tôi chắc rằng mỗi chúng ta đều trải qua những thử thách cơ bản giống nhau, từ thử thách trong trường học rồi đến trường đời. Thậm chí những người càng muốn thành đạt hơn thì càng phải đón nhận những thử thách lớn hơn. Nhưng cách mà ta đưa ra quyết định trong mỗi thử thách đó sẽ tạo nên một ngã rẽ mới, khiến mỗi người khi kết thúc sự nghiệp sẽ đứng ở những vị trí khác nhau.
Bạn thân mến, vậy đâu là cách để xây dựng “Giá trị cốt lõi”, từ đó giúp ta có thể trở nên thành đạt hơn những người khác? Dưới đây là 3 điều tôi đã áp dụng trong những năm qua.
Xác định rõ ràng hình mẫu mà mình muốn trở thành. Khi xác định được hình mẫu mà ta muốn trở thành, ta sẽ biết những việc cần phải làm để có được hình mẫu đó. “Gieo nhân gì, gặt quả nấy”, hình mẫu mà ta sẽ trở thành chính là quả của những cái nhân ta đã gieo hàng ngày. Một người không thể đợi khi khỏe mạnh rồi mới tập thể thao, mà họ cần tập thể thao để trở nên khỏe mạnh. Một người thành đạt cũng vậy, họ cũng có những việc làm tốt được làm đi làm lại trở thành thói quen, và họ thực hiện nó ngay từ lúc cơ hàn.
Xây dựng tính cách song song với chuyên môn. Tài năng mà thiếu đi tính cách tốt sẽ không bao giờ dẫn đến thành công bền vững. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, một người đạt được thành công lâu dài, cho dù tài năng cỡ nào, họ đều có những nhân cách tốt đẹp. Mọi người có thể ngưỡng mộ bạn vì tài năng, nhưng họ chỉ muốn kết giao lâu dài với những người có phẩm cách tốt đẹp.
Chọn bạn mà chơi. “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, luôn luôn là như vậy. Khi một người sống trong môi trường gồm những người có quan điểm sống khác với họ, hoặc họ sẽ thay đổi bản thân để phù hợp, hoặc họ phải tìm một môi trường khác phù hợp hơn. Thường khi còn đi học, bạn bè của ta đến do sự sắp đặt của người khác (cha mẹ chọn trường, thầy cô chọn lớp). Nhưng khi ra trường đời, hãy chủ động trong việc chọn bạn mà chơi.
Tôi đã hoàn thiện “Giá trị cốt lõi” của mình như thế nào? Trong những ngày đầu lập nghiệp, tôi vốn dĩ không có thói quen của người thành đạt, thường thói quen của tôi sau giờ làm, đó là tuần đi đá bóng vài tối, một đến hai bữa nhậu, tối về online cùng bạn bè chơi game. Tôi cũng không phải là một người có tính cách quyết đoạn nên hay gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Bạn bè của tôi cũng gói gọn trong một vài người bạn cùng khoá. Sau 10 năm trời lập nghiệp, điều tôi tự hào không phải là thu nhập hoặc những thành tích mà mình có được, mà là con người mình đã trở thành thông qua việc củng cố “Giá trị cốt lõi”. Tôi có thêm thói quen đọc sách, nghe ghi âm huấn luyện hàng tuần, tôi trở nên quyết đoán và thông thai hơn trong những quyết định của mình, và tôi cũng có cơ hội kết giao, làm việc với những anh em giỏi & thành đạt hơn mình trong cuộc sống. Chính những điều này là một sự đảm bảo chắc chắn cho sự thành công lớn hơn nữa của tôi mại này.
Một danh nhân có câu “mỗi chúng ta đều là một thiên tài”, tôi tin tưởng điều này. Tuy nhiên, để tìm thấy và phát huy đầy đủ tài năng, một người cần phải được đặt đúng môi trường phù hợp và kiên trì rèn luyện bản thân mình. Sẽ không có một Ronaldo hay Messi trở thành vô đối trong môn bóng đá nếu những vận động viên này chơi bóng rổ hoặc cầu lông… Bạn thân mến, tôi khuyến khích bạn hãy nỗ lực hơn nữa, thậm chí mạnh mẽ và liều lĩnh hơn một chút để vượt qua vùng an toàn của chính bạn và trở thành con người mà bạn xứng đáng trở thành.

Comments

Popular posts from this blog

GIAO TIẾP TRONG CÔNG VIỆC

Khi mới bắt đầu đi làm, tôi ngộ nhận rằng mình sẽ trở nên thành đạt hơn nếu có năng lực chuyên môn siêu phàm. Nhưng càng làm lâu, tôi lại càng thấy năng lực chuyên môn thôi là chưa đủ, mà còn cần có những kỹ năng làm việc với con người để bổ trợ. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và vận hành “đắc nhân tâm”, tôi thấm thía được những điều sau đây. Với hầu hết những người chưa thành đạt, họ thường tỏ ra lo sợ khi gặp cấp trên, dèm pha với cấp ngang và chế giễu cấp dưới. Với người trung bình, họ thường xu nịnh cấp trên, làm bạn với cấp ngang và kết thân với cấp dưới. Với người thành đạt, họ nhận sự cố vấn từ cấp trên, cộng tác với cấp ngang và chỉ dẫn cấp dưới. Cấp trên, cấp ngang và cấp dưới tôi đề cập ở đây, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ công việc, mà nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cấp trên là những người giỏi hơn hoặc có nhiều kinh nghiệm sống hơn mình. Cấp ngang là những người bằng mình và cấp dưới là những người chưa được bằng mình. Tôi đã áp dụng nguyên tắc của người thành đ...

RÙA VÀ THỎ THỜI HIỆN ĐẠI

Tuổi thơ người Việt không lạ lẫm gì với câu chuyện về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Nhưng không nhiều người biết rằng, hàm chứa trong đó là những triết lý kinh doanh đáng để học hỏi 1. Thỏ, Rùa chạy thi. Thỏ khởi đầu mạnh mẽ, vượt rùa rất xa và bắt đầu khám phá những điều mới trên đường. Thấm mệt, thỏ ngả mình dưới gốc cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa kiên trì, tiếp tục cuộc đua và thắng cuộc. Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại Câu chuyện trên thật gần gũi và đã được chứng kiến khá nhiều trong cuộc cạnh tranh của các ông lớn hiện nay. Năm 2014, làng công nghệ thế giới chứng kiến sự thất bại của điện thoại Fire Phone do Amazon sản xuất. Điều này đã được CEO của Amazon, Jeff Bezos khẳng định trong ngày 19/12/2014 khi ông nói trong khoảng 2 năm tới sẽ không có chiếc điện thoại Fire Phone 2 nào được tung ra thị trường. Từ sau thành công của máy đọc sách điện tử Kindle hay máy tính bảng Kindle, Amazon hy vọng chiếc smartphone này sẽ là một cú huých và có thể trực tiếp...

HÀNH TRÌNH TỰ KHÁM PHÁ: CÂU HỎI DẪN LỖI BẠN ĐẾN MỤC ĐÍCH VÀ ĐAM MÊ

Bạn thân mến, nếu bạn muốn thay đổi và trưởng thành, bạn cần phải hiểu chính mình, chấp nhận chính con người bạn trước khi bạn bắt đầu xây dựng thành công cho bản thân. Dưới đây là 10 câu hỏi để giúp bạn nhận ra được mục đích sống và những đam mê của mình: 1. Bạn có thật sự thích những gì bạn đang làm hiện tại không? Nếu như bạn không hạnh phúc với những gì bạn đang làm để sống, bạn cần phải dành thời gian để tìm lý do tại sao. Thay đổi từ nơi bạn đang đứng đến nơi bạn muốn đến là mạo hiểm, nhưng có mạo hiểm không nếu bạn vẫn đứng im tại vị trí hiện giờ? Bạn lựa chọn sự mạo hiểm nào? 2. Bạn muốn làm điều gì? Sẽ không có gì hoạt động cho đến khi bạn thực hiện nó. Do đó, nếu bạn không tìm thấy được bạn thật sự muốn làm gì, bạn có thể sẽ cảm thấy bất an trong suốt cuộc đời mình. Hiểu bản thân và những gì mình muốn làm, đó là những việc qu...